Vụ án Trộm cổ vật ở Bắc Giang có tới 8 người bị bắt và xử lý oan. Bình thường gây oan cho một người thì có thể hình dung được, là do bức cung nhục hình nên người ta phải nhận cái mà họ không làm. Ví như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, điều tra viên đã tưởng tượng và bịa ra một câu chuyện rồi bắt ông Chấn phải nhận như vậy.
Nhưng vụ án 8 người bị oan thì sao? Khi đó cơ quan điều tra sẽ phải dựng lên một cốt chuyện rồi đưa ra diễn biến việc làm của 8 người khác nhau rồi khớp nối lại. Ai đã làm gì, ở đâu, với ai, khi nào..v.v.
Khi đó mức độ dối trá và bạo lực xảy ra với cả 8 người, và phải rất tàn bạo thô thiển mới có thể khớp nối những nội dung sai trái không hề có của 8 người khác nhau thành một diễn biến nội dung vụ án.
Như thế có thể hình dung đây là một vụ án oan vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nền tố tụng hình sự Việt Nam hiện tại cũng như tương lai.
Vụ án này được giải quyết bởi các cơ quan tư pháp Bắc Giang trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2006. Đó chính là những cơ quan tư pháp đã điều tra giải quyết vụ án kêu oan của tử tù Hàn Đức Long năm 2005.
Môi trường tư pháp như vậy, kiểu làm án như vậy cho ta hình dung nhận định về lời kêu oan do bức cung nhục hình của Hàn Đức Long
xem bài trên báo Lao động tại đây: http://laodong.com.vn/xa-hoi/vu-trom-cap-tuong-phat-o-bac-giang-an-oan-do-dung-nhuc-hinh-147527.bld