Vụ Nguyễn Thanh Chấn xảy ra năm 2003 còn vụ Hàn Đức Long xảy ra năm 2005, cùng là trọng án xảy ra ở Bắc Giang. Việc điều tra tuy tố xét xử được thực hiện bởi cùng những cơ quan tư pháp tỉnh này.
Ông Chấn bị bắt giữ sau 15 ngày vụ án xảy ra, Hàn Đức Long bị bắt sau 4 tháng, lúc đầu quan điều tra tập trung vào nghi can khác. Đến khi Long bị bắt vì đơn tố cáo của hai mẹ con bà cụ người ta mới lần giở lại hành tung của Long ngày hôm đó xem đi đâu làm gì với ai. Long khai hôm đó đi xay xát thóc, cơ quan điều tra hỏi những người xay xát thóc cùng hôm đó xem diễn biến sự việc xay xát thóc thế nào có để ý gì đến Long và có thấy Long có mặt hay vắng mặt tại quán xát thóc không.
Sau 4 tháng rồi nên họ cũng chỉ nói áng chừng được thôi, các nhân chứng không trả lời khẳng định hay phủ định là khi họ xay xát thóc thì Long có mặt tại đó hay không. Họ cũng chỉ có thể áng chừng về các vấn đề như: Mỗi người xát bao nhiêu kg thóc và thời gian xát hết bao lâu, thứ tự lần lượt những người xay xát thóc là thế nào trong tổng số cả chục người.
Với những dữ liệu khai báo khó đảm bảo chính xác nhưng rồi điều tra viên dựa vào những lời khai không rõ ràng của những người liên quan, xào nấu sắp xếp kết nối lại và cho ra khoảng thời gian trống Long vắng mặt và thực hiện hành vi phạm tội.
Một đoạn trong bài báo này mô tả vụ ông Chấn rất giống việc mô tả gây án vụ ông Long: “Thời điểm xảy ra án mạng (khoảng 19h15-19h30 ngày 15/8/2003), ông Chấn đang có mặt tại quán của gia đình, có người làm chứng, nhưng đã bị lờ đi. Việc hai cấp xét xử trừ thời gian ông Chấn vắng mặt tại quán để đi xin nước nhà hàng xóm và cho rằng ông Chấn còn “dư thừa 5-10 phút để làm những việc bất minh khác” được VKSND Tối cao cho là không có cơ sở thực tế.”
Kiểu tính thời gian như vậy thực chất là giả dối nhưng lại tỏ ra là chi li chính xác rất giống với kiểu tính thời gian trong vụ Hàn Đức Long, người ta tiến hành thực nghiệm điều tra tính từng giây từng phút để khớp nối hành vi phạm tội của Long diễn ra trong khoảng thời gian hai người phụ nữ xay xát thóc.
Trong khi bỏ qua tính thiếu chính xác của các dữ kiện như: Áng chừng về số kg thóc ngô xay xát của mỗi người, áng chừng về thứ tự lần lượt từng người xay xát thóc.