Vì sao pháp luật lại cho nghi can hình sự quyền im lặng? tại sao lại cho mấy thằng tội phạm có luật sư bào chữa và phải ghi âm ghi hình khi hỏi cung nó, trói tay cơ quan điều tra?
Xin trả lời là: Bởi vì các quyền con người phải được tôn trọng, và nhân phẩm con người phải được bảo vệ. Những định chế pháp lý nêu trên không phải ngay từ đầu đã có, mà phải qua một quá trình tranh đấu lâu dài cho các quyền con người mới có.
Quá trình đi tới của văn minh nhân loại người ta nhận thấy con người với các quyền công dân của mình là tối thượng, việc điều tra xử lý tội phạm bản thân nó chỉ là một phương tiện nhằm mục đích bảo vệ các quyền công dân mà thôi.
Cho nên phương tiện không được chống lại mục tiêu hướng đến, việc điều tra xử lý tội phạm phải tuân theo những chuẩn mực giá trị không được đi ngược lại mục tiêu bảo vệ quyền công dân.
Chính vì thế nên nhân loại mới nghĩ ra quyền im lặng, ghi âm ghi hình khi hỏi cung, và luật sư bào chữa. Để ngăn chặn CÁI DỄ XẢY RA NHẤT TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA đó là đánh đập bức bách phải khai báo.
Bởi vì ‘cái điều dễ xảy ra nhất trong hoạt động điều tra’ đó, nó làm tiêu ma luôn mục đích ý nghĩa của hoạt động xử lý tội phạm. Và nó gây ra hệ quả xấu cho xã hội, vì hãy thử hình dung xem cái cơ chế tư pháp kiểu đó sẽ cung cấp cho xã hội các công dân kiểu gì, hay làm tha hóa họ?
Khi mà sau một thời gian mãn hạn tù người ta trở về, người ta lại trở về với đầy đủ quyền công dân, liệu qua kinh nghiệm và ký ức lưu giữ, họ có còn tin vào sự tốt đẹp nghiêm chính của nền tư pháp vốn vẫn được rêu rao hay không?
Vì lý do đó cho nên các định chế tư pháp mới được ban hành để phòng tránh bức cung nhục hình để bảo vệ nhân phẩm con người trong hoạt động tố tụng hình sự.