CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Việt Nam, ngày 02 tháng 4 năm 2017
ĐƠN KIẾN NGHỊ
(Đòi quyền cho người bị giam giữ được gặp luật sư không bị hạn chế thời gian)
Kính gửi: |
– Chủ tịch nước Trần Đại Quang – Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình – Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc Hội Lê Thị Nga – Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm – Trưởng ban nội chính Trung ương Phan Đình Trạc – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình – Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí – Liên đoàn luật sư Việt Nam |
I/ NGƯỜI KIẾN NGHỊ
Chúng tôi, những người có tên dưới đây, ý thức về quyền hạn và trách nhiệm của mình trước nền tư pháp, có mong muốn gỡ bỏ những bất cập của nền tư pháp, dẹp bỏ những chướng ngại trong môi trường hành nghề luật sư, góp phần thúc đẩy xây dựng nền tư pháp Việt Nam được trở nên công minh tiến bộ.
II/ CĂN CỨ PHÁP LÝ THỰC HIỆN VIỆC KIẾN NGHỊ
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 tại Điều 28 quy định: 1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
III/ NỘI DUNG VẤN ĐỀ KIẾN NGHỊ NHƯ SAU
Báo chí trong nước đang đưa tin về sự kiện cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye bị bắt giữ. Theo nội dung các bài trên các báo như Tuổi trẻ, Người Lao động, Vnexpress, Vietnamnet, Dantri … đều có thông tin bà Park có quyền được gặp luật sư không giới hạn thời gian. Điều này khiến chúng tôi rất cảm kích trước quy định pháp lý tiến bộ, tôn trọng con người và tôn trọng quyền bào chữa của pháp luật nước bạn.
Sự việc này cung cấp một thông tin tham chiếu rất tốt về một vấn đề vốn gây bức xúc trong nền tư pháp hình sự lâu nay, đó là luật sư luôn bị khó khăn trong việc gặp gỡ thân chủ đang bị giam giữ.
Hiện tại, việc luật sư gặp thân chủ được quy định tại Điều 22 Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ ban hành về quy chế tạm giữ, tạm giam. Ngoài việc hay bị từ chối cho gặp vì đủ mọi lý do thì thời gian gặp làm việc không quá một giờ.
Trong khi nhiều vụ án lớn phức tạp luật sư cần nhiều thời gian để trao đổi với thân chủ, hoặc luật sư phải mất công đi rất xa mới đến được nơi gặp, khi đó quy định thời gian gặp không quá một giờ rõ ràng là một cản trở cho việc thực hiện quyền bào chữa của người bị giam giữ, gây bất lợi cho họ cũng như bất lợi cho luật sư hành nghề.
Đây là vấn đề vốn gây bức xúc lâu nay, nhưng trong từng vụ án thì luật sư chúng tôi khó thể làm gì để thay đổi thực tế vô lý ngang trái này.
Nay đứng trước một sự kiện pháp lý bên Hàn Quốc được báo chí Việt Nam đưa tin rộng rãi, chúng tôi đối chiếu so sánh và nhận thấy rõ quy định pháp luật bất cập của nước nhà.
IV/ KIẾN NGHỊ
Chúng tôi cùng nhau kiến nghị đến các vị lãnh đạo của các ban ngành tư pháp, đề nghị các ban ngành tổ chức họp bàn và đưa ra văn bản hướng dẫn chỉ đạo, quy định cho phép luật sư bào chữa được gặp người bị giam giữ không giới hạn về thời gian làm việc trong ngày.
Như thế mới thay đổi quy định bất cập đã cũ và nâng cao giá trị con người, qua đó giúp hệ thống pháp luật Việt Nam tiến bộ tiệm cận với chuẩn mực tư pháp các nước trên thế giới, tránh tình trạng quy định bất cập vô lý, coi thường quyền của người bị giam giữ, coi thường quyền của luật sư như lâu nay.
Kính mong các cấp quan tâm xem xét.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!
Những người kiến nghị
1. Luật sư Ngô Ngọc Trai, Đoàn luật sư TP Hà Nội
2. Luật sư Nguyễn Văn Quynh, Đoàn luật sư TP Hà Nội
3. Luật sư Nguyễn Văn Từ, Đoàn luật sư tỉnh Tây Ninh
4. Luật sư Hà Minh Tú, Đoàn luật sư TP Hà Nội
5. Luật sư Lê Ngọc Luân, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh
6. Luật sư Phạm Xuân Sang, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh
7. Luật sư Phạm Công Út, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh
8. Luật sư Hoàng Văn Tùng, Đoàn luật sư TP Hà Nội
9. Luật sư Vũ Văn Vinh, Đoàn luật sư TP Hà Nội
10. Luật sư Trần Văn Hiếu, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh
11. Luật sư Nguyễn Trí Tú, Đoàn luật sư TP Hà Nội
12. Luật sư Lê Quang Vũ, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh
13. Luật sư Lê Văn Luân, Đoàn luật sư TP Hà Nội
14. Luật sư Phạm Thanh Tùng, Đoàn luật sư TP Hà Nội
15. Luật sư Nguyễn Đức Thượng, Đoàn luật sư tỉnh Hưng Yên
16. Luật sư Nguyễn Trọng Quyết, Đoàn luật sư tỉnh Hải Dương
17. Luật sư Đỗ Văn Giáp, Đoàn luật sư TP Hà Nội
18. Luật sư Hoàng Văn Tài, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh
19. Luật sư Nguyễn Doãn Hùng, Đoàn luật sư TP Hà Nội
20. Luật sư Chu Văn Hành, Đoàn luật sư Hà Nội
21. Luật sư Lê Văn Hòa, Đoàn luật sư TP Hà Nội
22. Luật sư Quách Thành Lực, Đoàn luật sư TP Hà Nội
23. Luật sư Nguyễn Thanh Bình, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
24. Luật sư Dương Lê Ước An, Đoàn luật sư TP Hà Nội
25. Luật sư Lê Quang Vy, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh
26. Luật sư Nguyễn Văn Tiến, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh
27. Luật sư Nguyễn Văn Nguyên, Đoàn luật sư TP Hà Nội
28. Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Đoàn luật sư tỉnh Nghệ An
29. Luật sư Trần Thu Nam, Đoàn luật sư TP Hà Nội
30. Luật sư Nguyễn Thị Huệ, VPLS Tín Việt, Đoàn ls TP Hà Nội
31. Luật sư Huỳnh Kim Ngân, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh
32. Luật sư Nguyễn Minh Anh, Đoàn luật sư TP Hà Nội
33. Luật sư Nguyễn Minh Luận, Đoàn luật sư TP Hồ Chi Minh
34. Luật sư Vũ Lợi, Đoàn luật sư TP Hà Nội
35. Luật sư Nguyễn Phú Lâm, Đoàn luật sư TP Hà Nội
36. Luật sư Đinh Quang Hào, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh
37. Luật sư Trần Anh Tùng, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh
38. Luật sư Ngô Đình Thuần, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh
39. Luật sư Cao Bá Trung, Đoàn luật sư TP Hà Nội
40. Luật sư Hoàng Ngọc Giao, Đoàn luật sư TP Hà Nội
41. Luật sư Mai Hùng Thịnh, Đoàn luật sư TP Hà Nội
42. Luật sư Tạ Quốc Cường, Đoàn luật sư TP Hà Nội
43. Luật sư Đặng Trọng Dũng, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh
44. Luật sư Nguyễn Hà Luân, Đoàn luật sư TP Hà Nội
45. Luật sư Vũ Văn Dũng, Đoàn luật sư TP Hà Nội
46. Luật sư Trần Văn Đạt, Đoàn luật sư tỉnh Bình Thuận
47. Luật sư Phan Đức Thắng, Đoàn luật sư tỉnh Nghệ An
48. Luật sư Nguyễn Kim Đàm, Đoàn luật sư tỉnh Thái Bình
49. Luật sư Nguyễn Hồng Thái, Đoàn luật sư TP Hà Nội
50. Luật sư Đặng Đình Mạnh, Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh